Thách thức của trường ĐH Sư phạm trước yêu cầu đổi mới

Thứ tư - 26/12/2018 01:33
Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, trường Sư phạm không chỉ đào tạo mà còn đảm đương nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên, tham gia xây dựng chương trình và bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học giáo dục. Đây là trách nhiệm, cơ hội, cũng là thách thức lớn của trường Sư phạm, đặc biệt trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Thách thức mới của trường Sư phạm

Thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, 8 trường ĐH sư phạm/Học viện Quản lý giáo dục được lựa chọn thực hiện Chương trình Phát triển các trường Sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP).

Thách thức của trường ĐH Sư phạm trước yêu cầu đổi mới - Ảnh 1.

 

Là hiệu trưởng một trường ĐH sư phạm tham gia Chương trình ETEP, PGS.TS Lưu Trang (Trường ĐHSP Đà Nẵng) cho biết, nhà trường xác định rất rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên, CBQL phổ thông các cấp. Theo PGS Lưu Trang, để hoàn thành tốt việc bồi dưỡng giáo viên, CBQL, các trường sư phạm nói chung, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng nói riêng đã có những bước chuẩn bị hết sức chu đáo về tinh thần và vật chất. Ngoài chuẩn bị nội dung chuyên đề bồi dưỡng, đội ngũ giảng viên, nhà trường đã xây dựng và vận hành thành công hệ thống bồi dưỡng trực tuyến với năng lực có thể bồi dưỡng hàng chục ngàn giáo viên cùng lúc.

"Tuy nhiên, với yêu cầu bồi dưỡng hàng chục ngàn giáo viên, CBQL cốt cán và hàng trăm ngàn giáo viên đại trà cũng đang đặt ra thách thức lớn cho các trường Sư phạm khi vừa phải hoàn thành đúng tiến độ của Chương trình ETEP, vừa phải đảm bảo chất lượng cho chương trình bồi dưỡng và đảm bảo sự hài lòng của đa số người học.

Kiểm đếm sự hài lòng của người học bồi dưỡng là cách thức mới của Chương trình ETEP để đánh giá chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng. Tuy nhiên, với năng lực hiện có, sự chuẩn bị tích cực, chu đáo và sự quyết tâm vào cuộc của các đơn vị, tôi tin rằng chương trình sẽ đến đích thành công" - PGS Lưu Trang chia sẻ.

Khẳng định trường Sư phạm đóng vai trò chủ đạo trong bồi dưỡng giáo viên, CBQL trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, bồi dưỡng cao năng lực giáo viên, CBQL, PGS.TS Nguyễn Thị Tính - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên cũng chỉ ra thách thức nhà trường nói riêng, các trường Sư phạm nói chung gặp phải khi thực hiện nhiệm vụ.

Cụ thể, năng lực của các trường Sư phạm hiện nay còn một số hạn chế (theo đánh giá TEIDI 2017) như: năng lực đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội; Còn hạn chế ở một số năng lực năng lực trong quản trị đại học; Sự gắn kết giữa đào tạo với bảo hành sản phẩm sau đào tạo còn lỏng lẻo… Do đó, trường Sư phạm cần phải nâng cao năng lực quản trị đại học, nâng cao năng lực cho giảng viên và đổi mới chương trình đào tạo.

GS.TS Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh - lại đề cập đến khó khăn về nhu cầu thực sự của số đông giáo viên, CBQL ở các trường phổ thông. Theo đó, không ít giáo viên, CBQL còn có tư tưởng bảo thủ, ngại đổi mới, không có nhu cầu nâng cao năng lực. Bên cạnh đó, công tác phối kết hợp giữa cơ sở đào tạo giáo viên với cơ quan quản lý giáo dục địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông còn nhiều hạn chế.

Đổi mới chương trình, đa dạng phương thức bồi dưỡng

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Tính, đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu mới là cần thiết; Phương thức đào tạo cần đa dạng hoá, trong đó tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến; gắn đào tạo ở trường sư phạm với thực hành, thực tế ở trường phổ thông để phát triển kỹ năng nghề cho sinh viên, tạo sự gắn kết giữa đội ngũ giảng viên và giáo viên phổ thông trong đào tạo và bồi dưỡng.

Riêng tại Trường ĐHSP Thái Nguyên, PGS Nguyễn Thị Tính cho biết, nhà trường đang tích cực đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của chương trình mới và bối cảnh mới; Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên thông qua các khóa tập huấn trong và ngoài nước; Nâng cấp cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ bồi dưỡng trực tuyến,...

Cùng với đó, phát triển cộng đồng học tập cho giảng viên, giáo viên phổ thông nhằm tư vấn, hỗ trợ giáo viên phát triển nghề nghiệp; Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ sinh viên người dân tộc thiểu số, sinh viên người nước ngoài gặp khó khăn trong học tập; Phát triển chương trình tài liệu bồi dưỡng giáo viên, CBQL cơ sở giáo dục phổ thông là người dân tộc thiểu số; phát triển chương trình đào tạo cho sinh viên người dân tộc thiểu số.

Thách thức của trường ĐH Sư phạm trước yêu cầu đổi mới - Ảnh 2.

 

Để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo viên, CBQL giáo dục cho các trường sư phạm, PGS Nguyễn Thị Tính cho rằng, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các sở GD&ĐT trong triển khai công tác bồi dưỡng; tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên sư phạm chủ chốt ở trong và ngoài nước; đổi mới chương trình bồi dưỡng theo nhu cầu của các địa phương. Ngoài ra, cần phát triển cộng đồng học tập dành cho giáo viên, CBQL phổ thông. Đổi mới cơ chế, chính sách đối với công tác bồi dưỡng, tăng cường hình thức bồi dưỡng trực tuyến, tự bồi dưỡng theo chuẩn,...

Còn theo PGS.TS. Lưu Trang, để thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, những cải cách, đổi mới phải mang tính đồng bộ, nhất quán, kiên định và quyết liệt của cả ngành GD&ĐT. Với các trường sư phạm, đổi mới chương trình đào tạo, phương thức đào tạo giáo viên là điều quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới đối với nhà trường. Trường Sư phạm phải đào tạo được đội ngũ nhà giáo vừa đảm bảo phẩm chất đạo đức, vừa có năng lực giảng dạy phát huy năng lực, phẩm chất học sinh ở trường phổ thông.

PGS Lưu Trang nhấn mạnh: Không tách rời với đào tạo, nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục phổ thông, gắn kết với các trường phổ thông là nhiệm vụ của các trường Sư phạm tham gia chương trình ETEP. Đổi mới GD&ĐT chỉ thật sự có hiệu quả và đạt mục đích khi đội ngũ giáo viên và CBQLCSGD phổ thông là hạt nhân của quá trình đổi mới ở phổ thông.

"Để Chương trình ETEP đến đích thành công thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Chúng ta cần làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền đến các đối tượng thụ hưởng hiểu rõ về mục tiêu và kết quả của chương trình. Bên cạnh sự chuẩn bị vào cuộc của các trường Sư phạm thì các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục phổ thông cũng cần hết sức quyết liệt trong hoạt động bồi dưỡng lần này.

Cả ngành giáo dục phải quyết tâm mạnh mẽ trong xây dựng và triển khai Chương trình, hướng tới hiệu quả và chất lượng của từng hoạt động bồi dưỡng, lấy sự phát triển của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông là đích đến. Các trường sự phạm phải xác định sự phát triển của các địa phương do mình phụ trách là sự khẳng định thương hiệu và học hiệu của nhà trường" - PGS Lưu Trang cho hay.

Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU

Các trường ĐH tham gia

  STT Tên trường Đầu mối phụ trách tại BQL Đầu mối phụ trách tại trường 1 Đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Văn Khải PGS.TS. Nguyễn Văn Hiền 2 Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Ngô Quang Quế PGS.TS. Phùng Gia...

Thăm dò ý kiến

Đối tượng thụ hưởng của chương trình ETEP là:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây