Những trở lực khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

Thứ sáu - 15/02/2019 02:00
(GDVN) - Trường Sư phạm xác định sẽ có nhiều trở lực khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới nên cũng vạch ra phương án khắc phục.

Ba trở lực

Với những điểm tích cực về mục tiêu, nội dung, thời lượng… nêu trên của chương trình giáo dục phổ thông mới có thể dự báo việc thực hiện đúng theo chương trình đó sẽ khắc phục được những mặt tồn tại, khiếm khuyết của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Để có đủ đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, phải tiến hành song song việc bồi dưỡng với đào tạo giáo viên.

Tuy nhiên, đây là việc vô cùng khó khăn và thách thức của mỗi giáo viên, nhà quản lí các cơ sở giáo dục và của cả ngành giáo dục.

Sẽ có nhiều trở lực khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhưng quan trọng nhất là 3 trở lực sau:

Thứ nhất là, tư duy, thói quen, nền nếp giáo dục phổ thông lâu nay gần như đã được mặc định theo cách thức truyền thụ kiến thức, rập khuôn theo quy định;

Ở bậc Tiểu học thời gian giảng dạy của giáo viên tăng lên gần gấp đôi (từ 5 buổi/tuần lên 9 buổi/tuần), sẽ cần số lượng giáo viên lên gấp gần 2 lần;Thứ hai là thiếu hụt đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên các môn học mới là vấn đề khó khăn lớn nhất.

Đội ngũ giáo viên đảm nhận các môn học mới ở cả 3 bậc học như: Tiểu học - Công nghệ, Ngoại ngữ (Tiểu học);

Khoa học Tự nhiên, Sử - Địa (Trung học cơ sở); Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Âm nhạc, Mĩ thuật (Trung học phổ thông)… đang thiếu trầm trọng.

Ngoài thiếu hụt về số lượng, đội ngũ giáo viên ở phổ thông lâu nay luôn “nghiêm túc tuân thủ” theo nội dung sách giáo khoa.

Và các bước tiến hành giảng dạy sẽ ít nhiều cản trở thực hiện sự tự chủ, sáng tạo trong dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới đang rất cần những tiếng nói phản biện, đối thoại của những người tham gia thực hiện.

Nhiều câu chuyện sai lầm đáng tiếc trong dạy học bắt nguồn từ quan niệm đông cứng: sách giáo khoa, sách giáo viên là pháp lệnh;

Và trở lực thứ ba là khi nội dung và phương pháp giáo dục mới cho phép thầy giáo và cơ sở giáo dục “mở” sẽ xuất hiện khuynh hướng “tự do học thuật”, có thể giáo dục đào tạo sẽ vượt qua khỏi chương trình giáo dục phổ thông;

Mỗi thầy mỗi kiểu, mỗi trường mỗi cách. Để cân bằng giữa tinh thần tự do trong dạy học và không gian đặc thù của giáo dục, những người thực hiện kịch bản dạy học luôn cần tự đòi hỏi bản thân giải quyết những mâu thuẫn tất yếu giữa yếu tố sáng tạo và mô phạm.

Nghĩa là cần có một nghệ thuật nhập vai. Điều này sẽ vừa là trở lực, vừa lại là động lực để giáo dục phổ thông thực sự “mới”.

Đào tạo lại giáo viên

Khắc phục những trở lực trên là điều rất khó khăn, phức tạp và lâu dài. Do đó, cần có chiến lược và kế hoạch thực hiện đồng thời và theo một lộ trình khoa học, hợp lí. 

Để mỗi người trong cuộc đổi mới giáo dục phổ thông không chỉ làm mới mình trong tư duy giáo dục mà còn trong cả hành vi giáo dục, không chỉ làm mới mình trong phương pháp giáo dục mà còn trong cả cách thức lựa chọn phương pháp giáo dục.Với việc thay đổi tư duy của người thầy từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực của người học thì cần phải bồi dưỡng, tập huấn toàn bộ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục một cách toàn diện về mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học.

Để có đủ đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, phải tiến hành song song việc bồi dưỡng với đào tạo giáo viên. 

Đối với giáo viên Tiểu học, ngoài việc tăng chỉ tiêu đào tạo cho các trường Đại học Sư phạm, cần tuyển dụng giáo viên đơn ngành được đào tạo để giảng dạy trung học cơ sở và trung học phổ thông, gửi đến các Trường Đại học Sư phạm đào tạo lại trong vòng một năm để dạy ở bậc Tiểu học.

Năm 2016 - 2017, Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng đã từng đào tạo cho thành phố Đà Nẵng hàng trăm giáo viên tốt nghiệp từ các ngành riêng rẽ để dạy bậc Tiểu học.

Đối với giáo viên các môn học mới ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Một mặt đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo tinh thần “tích hợp” - đang cần nhiều cách nhìn, cách hiểu, cách làm đúng của các chuyên gia và nhất là những người thực hiện.
Điển hình như bồi dưỡng giáo viên kiến thức chuyên môn Địa lí cho giáo viên Lịch sử và ngược lại;

Bồi dưỡng kiến thức Hóa, Sinh cho giáo viên Vật lí, bồi dưỡng Sinh học, Vật lí cho giáo viên Hóa học và bồi dưỡng kiến thức Vật lí, Hóa học cho giáo viên Sinh học để dạy Khoa học Tự nhiên.

Mặt khác tăng cường đào tạo giáo viên cho tương lai 4-5 năm sau. Riêng giáo viên các môn nghệ thuật, giai đoạn đầu tùy điều kiện mà trường phổ thông có thể tổ chức giảng dạy ở các cấp độ khác nhau.

Với đội ngũ giáo viên, bên cạnh việc có quyền tự chủ, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm trong quá trình chuẩn bị và triển khai hoạt động dạy học, họ cần phải được kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ phải đảm bảo đúng đủ chương trình khung của môn học, lớp học và cấp học.

Và ở tầm vĩ mô, cần có hệ thống giám sát và thanh kiểm tra từ cấp địa phương đến trung ương trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Để việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới được hiệu quả và thống nhất, cần phải ban hành quy chế, quy định cụ thể, phù hợp, có thể dùng phương pháp kiểm đếm như kiểm định chương trình.

(Còn nữa)

Phó Giáo sư Lưu Trang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU

Các trường ĐH tham gia

  STT Tên trường Đầu mối phụ trách tại BQL Đầu mối phụ trách tại trường 1 Đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Văn Khải PGS.TS. Nguyễn Văn Hiền 2 Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Ngô Quang Quế PGS.TS. Phùng Gia...

Thăm dò ý kiến

Bạn có biết dự án ETEP là:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây