Hội thảo “Xây dựng khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học đạt được khi tốt nghiệp trình độ đại học đối với từng ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên, đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới” do Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) và BQL Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) diễn ra trong 2 ngày (6-7/12/2018) tại Hà Hội.
Tham dự Hội thảo có đại diện Ngân hàng Thế giới-bà Nguyễn Mai Phương, các Cục, Vụ, Dự án liên quan thuộc Bộ GD&ĐT và hơn 200 đại biểu đến từ các trường ĐHSP tham gia Chương trình ETEP: ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội 2, ĐHSP – ĐH Thái Nguyên, ĐHSP Vinh, ĐHSP – ĐH Huế, ĐHSP – ĐH Đà Nẵng, ĐHSP Tp Hồ Chí Minh, các trường đại học mở rộng/đặc thù: Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Tây Bắc, Quy Nhơn, Tây Nguyên, Cần Thơ, Đại học SP Nghệ thuật Trung ương, Đại học SP Thể dục Thể thao Hà Nội và các Sở GD& ĐT: Hà Nội, Hưng Yên, Lào Cai, Quảng Bình, Khánh Hòa; Sở Đắc Lắc, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Long.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Hội thảo nhằm xây dựng dự thảo quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học đạt được khi tốt nghiệp trình độ đại học đối với 19 ngành, thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên, đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu của trình độ đại học đối với 19 ngành đào tạo giáo viên
19 ngành đào taọ giáo viên bao gồm: Ngành sư phạm giáo dục tiểu học, sư phạm Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lí, Toán học, Ngữ văn, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc, Giáo dục thể chất, Quản lý giáo dục và sư phạm Tâm lý học giáo dục.
Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học đạt được khi tốt nghiệp trình độ đại học đối với 19 ngành, thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên khi được phê duyệt và ban hành sẽ là cơ sở quan trọng, đóng vai trò định hướng để các trường đại học, học viện trong cả nước phát triển chương trình đào tạo giáo viên, nhằm đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của thực tiễn giáo dục nước nhà, đặc biệt là Chương trình giáo dục phổ thông mới, chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông và đáp ứng yêu cầu về sự đổi thay nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và hội nhập quốc tế.
TS. Phạm Như Nghệ, Phó Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Đại học phát biểu khai mạc Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Phạm Như Nghệ, Phó Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh: “Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng và có tác động toàn cầu, ngành giáo dục nước nhà cần giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ thích ứng với sự thay đổi đó, vừa hội nhập thành công với thế giới, vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc. Để thực hiện được điều này, yếu tố then chốt phải đào tạo thế hệ các nhà giáo mới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và thực tiễn giáo dục nước nhà”.
Thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo đã có nhiều hoạt động bắt nhịp với xu thế đó. Bộ GD&ĐT đã ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/ 2018) và Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông (Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018); Chương trình giáo dục phổ thông mới sắp được ban hành.
Căn cứ để xây dựng dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học đạt được khi tốt nghiệp trình độ đại học đối với 19 ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới là các văn bản pháp quy: “Luật số 08/2012/QH 13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội nước Cộng hòa xã Hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật Giáo dục Đại học”, “Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam”, “Thông tư số 07/2018/TT-BGD ĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ”.
TS Trần Sâm, Vụ Giáo dục Đại học trình bày cơ sở pháp lý của việc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu
Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình ETEP
Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình ETEP, thuộc thành phần 1: “Tăng cường năng lực cho các trường ĐHSP chủ chốt để đào tạo và bồi dưỡng phát triển chuyên môn thường xuyên liên tục cho GV& CBQLCSGDPT”.
(Chương trình ETEP tổ chức các hoạt động theo 2 thành phần: (i) Tăng cường năng lực cho các trường ĐHSP chủ chốt để đào tạo và bồi dưỡng phát triển chuyên môn thường xuyên liên tục cho GV& CBQL CSGD PT. (ii) Hỗ trợ kĩ thuật – tăng cường năng lực thực hiện Chương trình).
Hoạt động thuộc thành phần 1 còn bao gồm: Phát triển chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, CBQLCSGDPT, giảng viên sư phạm của gồm: (i) Phát triển chương trình đào tạo GV& CBQLCSGDPT: Xây dựng khoảng 50 chương trình đào tạo cử nhân sư phạm và 01 chương trình đào tạo thạc sĩ tiên tiến về quản trị trường phổ thông. (ii) Rà soát và đề xuất mới một số module bồi dưỡng GV& CBQL CSGD PT, chọn và phát triển chương trình, tài liệu cho một số module. (iii) Tổ chức các khóa bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên phổ thông cốt cán, CBQLCSGDPT cốt cán, giảng viên sư phạm, giảng viên quản lý giáo dục. Kết quả cần đạt là: Khoảng 28.000 giáo viên phổ thông cốt cán, 4.000 CBQLCSGDPT cốt cán được tập huấn, bồi dưỡng 54 module (mỗi năm 03 module, liên tục trong 3 năm); Khoảng 280 giảng viên sư phạm chủ chốt, 80 giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt được bồi dưỡng để bồi dưỡng trực tiếp, tư vấn chuyên môn, hỗ trợ thường xuyên cho giáo viên phổ thông cốt cán, CBQLCSGDPT cốt cán dựa trên nền tảng CNTT và trực tiếp hỗ trợ GV& CBQLCSGDPT tại trường với khoảng 800.000 giáo viên phổ thông và 70.000 CBQLCSGDPT thông qua hệ thống LMS-TEMIS.
Các đại biểu họp phiên đầu tiên của Hội thảo
Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) do Ngân hàng Thế giới tài trợ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục chương trình đầu tư tại Quyết định số 956/QĐ-TTg, ngày 30/5/2016 (gọi tắt là Chương trình ETEP). Văn kiện Chương trình đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt tại Quyết định số 1822/QĐ-BGDĐT, ngày 31/5/2016.
Chương trình ETEP tập trung vào lĩnh vực tăng cường năng lực cho các trường: ĐHSP Hà Nội,ĐHSP Hà Nội 2, ĐHSP – ĐH Thái Nguyên, ĐH Vinh, ĐHSP – ĐH Huế, ĐHSP – ĐH Đà Nẵng, ĐHSP Tp Hồ Chí Minh và Học viện Quản lý Giáo dục (gọi chung là các trường ĐHSP chủ chốt), thông qua các hoạt động nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông (GVPT) và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông (CBQLCSGD PT) theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông và Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.
Chương trình ETEP hướng tới các kết quả chủ yếu: (i) Tăng cường năng lực đào tạo, bồi dưỡng GV&CBQLCSGD PT cho các trường sư phạm được lựa chọn; (ii)Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, ngay tại chỗ cho GV & CBQL CSGD PT được thực hiện có chất lượng, đảm bảo tiến độ; (iii) Hỗ trợ các trường sư phạm phát triển hệ thống nguồn học liệu mở cho GV & CBQLCSGDPT trên nền tảng CNTT được thực hiện kịp thời, có chất lượng; (iv) Đánh giá nhu cầu, chất lượng, hiệu quả của các chương trình bồi dưỡng GV& CBQL CSGD PT trên hệ thống TEMIS được thực hiện có hiệu quả, chính xác và kịp thời.
Đặng Thị Huệ
Nguồn tin: etep.moet.gov.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
STT Tên trường Đầu mối phụ trách tại BQL Đầu mối phụ trách tại trường 1 Đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Văn Khải PGS.TS. Nguyễn Văn Hiền 2 Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Ngô Quang Quế PGS.TS. Phùng Gia...